- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa đái tháo đường type 2
Đường huyết không ổn định khi mắc đái tháo đường: Hãy ăn các thực phẩm sau!
7 thói quen “xấu” khi còn trẻ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Chú ý kiểm soát đường huyết khi mới đổi thuốc tiêm insulin
Thay đổi thuốc tiêm insulin, bạn nên hiểu công dụng, cách dùng từng loại
BS. Anantha Padmanabha từ Bệnh viện Fortis Nagarbhavi (Ấn Độ) chỉ ra một vài yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường hiện nay, cũng như giải thích tại sao kiểm soát chế độ ăn và cân nặng giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2.
Các yếu tố nguy cơ chính gây đái tháo đường type 2
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, trong đó béo phì, lối sống ít vận động, căng thẳng, chế độ ăn uống kém lành mạnh… là những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở những người trẻ tuổi.
Ít vận động: Giới trẻ ngày nay thường có lối sống ít vận động, ngồi nhiều. Tình trạng này kết hợp với chế độ ăn uống kém lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Đặc biệt, việc tích mỡ ở vùng bụng có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, gây đái tháo đường type 2.
Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2
Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn thường nhiều chất béo bão hòa. Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể khiến bạn dễ bị thừa cân, béo phì. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường trong các món ăn vặt cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Thiếu ngủ: Thiếu ngủ, mất ngủ có thể ảnh hưởng tới hormone insulin (hormone giúp kiểm soát lượng đường huyết) trong cơ thể, làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Tại sao cần nâng cao nhận thức phòng ngừa đái tháo đường cho giới trẻ?
Đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới cả gia đình theo nhiều cách, có thể là qua di truyền hay thói quen, lối sống của cả gia đình. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc đái tháo đường, bạn cũng nên cẩn thận với căn bệnh này, kể cả khi bản thân vẫn còn khá trẻ.
Những người thừa cân, béo phì nên chủ động kiểm soát cân nặng bằng cách có lối sống lành mạnh hơn. Những người ít vận động nên bắt đầu hoạt động thể chất nhiều hơn, kết hợp với chế độ ăn lành mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiểm soát chế độ ăn và cân nặng giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tới 50%.
Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia cũng cần được hạn chế vì chúng có thể khiến đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp khó kiểm soát. Với những người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường, việc giảm căng thẳng, kiểm tra đường huyết thường xuyên cũng sẽ giúp bạn ngăn tiền đái tháo đường tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Bình luận của bạn